Trà đen có gì mà giúp ngăn ngừa tiểu đường hiệu quả?

Chủ Nhật, Ngày 12 Tháng 5, 2024, 14:7Đăng bởi: Admin

‏Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng những người uống loại đồ uống này hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn đáng kể so với những người không uống.

Theo các tài liệu y khoa, việc tiêu thụ những loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây và yến mạch có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhưng một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Diabetologia vào ngày 3/10/2023 đã phát hiện ra rằng, uống một tách trà đen mỗi ngày cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ phát triển tiền tiểu đường cũng như tiểu đường tuýp 2.‏

Sự khác nhau giữa tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2

‏Tiền tiểu đường là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang không thể xử lý được glucose (đường) trong máu một cách hiệu quả khiến cho lượng đường trong máu tăng cao, nhưng vẫn thấp hơn mức được coi là tiểu đường tuýp 2.

 

Uống một tách trà đen mỗi ngày cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Uống một tách trà đen mỗi ngày cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

‏Còn tiểu đường tuýp 2 đặc trưng bởi tình trạng kháng insulin khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc sử dụng glucose làm năng lượng. Nói cách khác, insulin được ví như "chiếc chìa" "mở khóa" các tế bào để glucose đi vào và biến thành năng lượng. Tuy nhiên, khi cơ thể có tình trạng kháng insulin, các tế bào không được "mở khóa", glucose không thể xâm nhập vào tế bào, từ đó khiến glucose tích tụ lại trong máu và dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe. ‏

Trà đen giúp ngăn ngừa tiểu đường thế nào?

‏Trà đen là loại trà đã trải qua quá trình lên men. Do đó các thành phần hoá học của lá trà tươi có thể chuyển hoá để tạo thành màu sắc cũng như hương vị, đặc tính độc đáo của trà đen.‏

‏Trong nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã theo dõi sức khỏe của 1.923 người trong độ tuổi từ 20-80. 59% số người tham gia nghiên cứu có mức đường huyết bình thường, 23% đã được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2 và 18% mắc tiền tiểu đường. Những người tham gia được hỏi về tần suất uống trà (không bao giờ uống, thỉnh thoảng, thường xuyên và hàng ngày) cũng như loại trà mà họ dùng (trà xanh, trà đen hoặc các loại trà khác).‏

‏Qua đó, các nhà khoa học đã xem xét tác động của loại trà và tần suất tiêu thụ trà của nhóm người này với việc bài tiết glucose qua nước tiểu. Ở những người mắc bệnh tiểu đường, chức năng thận thường hoạt động không hiệu quả nên glucose sẽ được giữ lại trong máu thay vì bài tiết qua nước tiểu. ‏

‏Kết quả cho thấy những người uống trà đen mỗi ngày bài tiết glucose qua nước tiểu nhiều hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể họ có thể loại bỏ glucose hiệu quả hơn. Những người uống trà đen mỗi ngày có nguy cơ bị tiền tiểu đường thấp hơn 53% và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn 47% so với những người không bao giờ uống trà đen.

‏Các nhà nghiên cứu giải thích rằng quá trình lên men trà đen có thể tạo ra các hợp chất độc đáo có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm mạnh, cải thiện độ nhạy insulin, tăng cường chức năng tuyến tụy và thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột một cách tích cực. Ngoài ra, uống trà đen cũng có liên quan đến việc tăng bài tiết glucose trong nước tiểu và giảm tình trạng kháng insulin, từ đó giúp cơ thể kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Trà đen có lợi ích tương tự như một loại thuốc chống tiểu đường. Trà đen có lợi ích tương tự như một loại thuốc chống tiểu đường.

‏Tiến sĩ Tongzhi Wu của Đại học Adelaide (Australia), một trong các tác giả của nghiên cứu, cho biết trà đen có lợi ích tương tự như một loại thuốc chống tiểu đường - thuốc ức chế SGLT2. Sự ức chế SGLT2 sẽ gây ra glucose niệu, từ đó giúp giảm glucose trong máu. ‏

 

‏Các phát hiện cho thấy các hợp chất trong trà đen có thể hoạt động giống như chất ức chế SGLT2 bằng cách ảnh hưởng đến cách thận xử lý glucose. Những tác động này rõ rệt nhất ở những người uống trà đen hàng ngày. Qua đó, tiến sĩ Wu khẳng định: "Uống trà đen mỗi ngày có khả năng làm giảm nguy cơ và sự tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 2 thông qua việc kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn".

‏Mặc dù có những phát hiện đầy hứa hẹn, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể chắc chắn rằng chỉ một nghiên cứu quan sát có thể đảm bảo uống trà mỗi ngày trực tiếp cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu. Theo đó, các nhà nghiên cứu đang tiến hành một thử nghiệm khác để làm rõ thêm lợi ích này của trà đen‏.

Các lợi ích khác của trà đen

Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Một nghiên cứu đăng tải trên British Medical Journal vào năm 2018 cho thấy một số thành phần trong trà đen có thể hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột, từ đó giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Chống oxy hóa và chống ung thư

Giống như các loại trà khác, trà đen có chứa các polyphenol như catechin, flavonoid và các sản phẩm oxy hóa của polyphenol có nguồn gốc từ lá trà. Các hợp chất này có tính chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể chống lại các gốc tự do trong cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa, phòng ngừa ung thư.

Hạ huyết áp

Trà đen có chứa theanine - một axít amin có thể giúp điều hòa huyết áp. Ngoài ra, các hợp chất khác như polyphenol trong trà đen cũng đã được một số nghiên cứu chứng minh có khả năng hạ huyết áp.

Giảm cân

Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy bổ sung trà đen vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn giảm cân. Nguyên nhân là do trà đen giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, giảm lượng calo nạp vào, cải thiện độ nhạy insulin và hỗ trợ đốt cháy mỡ.

Hạ mỡ máu

Trà đen chứa một lượng lớn polysaccharides. Hoạt chất này có thể giảm nồng độ chất béo trung tính và cholesterol “xấu” - LDL trong máu.

 

Những Cẩm nang hữu ích với loại thực phẩm là

Táo Tân Cương trồng ở đâu? Ăn có tác dụng gì? Cách phân biệt loại táo này?

Táo đỏ Tân Cương được biết đến như là một thứ thần dược trong việc điều trị chứng mất ngủ và các vấn đề khác về thần kinh.

Top 6 loại trái cây khi nấu là nhân đôi dinh dưỡng

Có nhiều cách tận dụng trái cây để chăm sóc sức khỏe. Ngoài ăn tươi, sấy khô, làm sinh tố… bạn còn có thể nấu chín chúng.

Ăn hàu! nên ăn hàu sống hay chín?

Hàu chứa nhiều kẽm, nhiều loại men tiêu hóa, các vitamin (D, B11, B1, B2, B2, C…), khoáng chất (sắt, đồng, kali, photpho…) rất tốt cho cơ thể; đặc biệt hàm lượng axít béo omega-3 cao.

Ăn bánh ngọt buổi sáng gây hại tiêu hóa thế nào?

Ăn nhiều đồ ngọt vào buổi sáng có thể tăng nguy cơ viêm ruột mãn tính, mất cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong đường tiêu hóa.

Ăn cá béo có những lợi ích gì với não bộ?

Cá béo giàu protein, omega-3 có vai trò duy trì chức năng của não, cải thiện lưu thông máu, ngăn suy giảm nhận thức.

Ăn khoai Tây có lợi ích gì? Cách sử dụng khoai tây hiệu quả nhất?

Khoai tây rất mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu đường ruột và hệ tiêu hóa. Nó cũng có thể chữa lành tình trạng viêm bên ngoài khi chà xát lên chỗ viêm.

Ăn uống rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Ăn nước mắm có lợi gì? Cách sử dụng nước mắm nào gây hại sức khỏe?

Nước mắm là thực phẩm quen thuộc của các gia đình Việt nhưng sự thật là không phải ai cũng phù hợp với loại gia vị này.
Tác dụng của Củ Riềng trong sức khỏe con người

Tác dụng của Củ Riềng trong sức khỏe con người 151 người xem

Không chỉ dùng để làm tăng hương vị và mùi thơm cho các món ăn, củ riềng cũng được xem như là một loại dược liệu chữa nhiều bệnh trong đông y.
Quả hồng táo là quả gì? Ăn có tác dụng gì? Khi ăn cần lưu ý gì?

Quả hồng táo là quả gì? Ăn có tác dụng gì? Khi ăn cần lưu ý gì? 114 người xem

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, loại quả hồng táo này có hàm lượng dinh dưỡng cực cao, được mệnh danh là
Táo Tân Cương trồng ở đâu? Ăn có tác dụng gì? Cách phân biệt loại táo này?

Táo Tân Cương trồng ở đâu? Ăn có tác dụng gì? Cách phân biệt loại táo này? 139 người xem

Táo đỏ Tân Cương được biết đến như là một thứ thần dược trong việc điều trị chứng mất ngủ và các vấn đề khác về thần kinh.
Top 6 loại trái cây khi nấu là nhân đôi dinh dưỡng

Top 6 loại trái cây khi nấu là nhân đôi dinh dưỡng 138 người xem

Có nhiều cách tận dụng trái cây để chăm sóc sức khỏe. Ngoài ăn tươi, sấy khô, làm sinh tố… bạn còn có thể nấu chín chúng.
Ăn hàu! nên ăn hàu sống hay chín?

Ăn hàu! nên ăn hàu sống hay chín? 144 người xem

Hàu chứa nhiều kẽm, nhiều loại men tiêu hóa, các vitamin (D, B11, B1, B2, B2, C…), khoáng chất (sắt, đồng, kali, photpho…) rất tốt cho cơ thể; đặc biệt hàm lượng axít béo omega-3 cao.
Ăn bánh ngọt buổi sáng gây hại tiêu hóa thế nào?

Ăn bánh ngọt buổi sáng gây hại tiêu hóa thế nào? 132 người xem

Ăn nhiều đồ ngọt vào buổi sáng có thể tăng nguy cơ viêm ruột mãn tính, mất cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong đường tiêu hóa.
Ăn cá béo có những lợi ích gì với não bộ?

Ăn cá béo có những lợi ích gì với não bộ? 135 người xem

Cá béo giàu protein, omega-3 có vai trò duy trì chức năng của não, cải thiện lưu thông máu, ngăn suy giảm nhận thức.
Ăn khoai Tây có lợi ích gì? Cách sử dụng khoai tây hiệu quả nhất?

Ăn khoai Tây có lợi ích gì? Cách sử dụng khoai tây hiệu quả nhất? 138 người xem

Khoai tây rất mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu đường ruột và hệ tiêu hóa. Nó cũng có thể chữa lành tình trạng viêm bên ngoài khi chà xát lên chỗ viêm.