Đậu nành lên men (hay còn gọi là natto) là một trong những món ăn truyền thống của ẩm thực Nhật Bản. Ảnh: Getty
Đặc sản bốc mùi của Nhật Bản này trải qua quá trình lên men tạo ra một lớp màng nhớt bao quanh hạt đậu, cùng với hương thơm đặc trưng và vị hơi tanh. Ảnh: Norikko
Chúng được làm từ quá trình ủ lên men đậu nành ở nhiệt độ khoảng 40 độ C. Sau 14-18 giờ, khi hạt đậu chuyển sang màu nâu, kết dính bởi chất nhầy, có mùi nồng là sử dụng được. Ảnh: Norikko
Mặc dù mùi hương của natto không phải ai cũng thích, nhưng người Nhật lại rất yêu thích món ăn này vì giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Natto thường được ăn kèm với cơm trắng, tương và các loại rau sống. Ảnh: Báo Phụ nữ Thủ đô
Đặc sản "kinh dị" tiếp theo của Nhật Bản phải kể đến Shiokara, là một dạng mắm, chế biến từ những miếng hải sản như mực sống, cua, cá ngừ, cá hồi hoặc cá nước ngọt cắt nhỏ, ngâm trong nội tạng của chính nó với muối, bột gạo và một vài gia vị khác. Ảnh: Arigato Japan
Hỗn hợp sẽ được cho vào hũ thủy tinh hoặc bao nilon để lên men. Shiokara, lên men trong vòng 1 tháng là có thể thưởng thức. Tuy vậy, món ăn ngon nhất khi đạt thời gian ủ chừng 6 tháng. Ảnh: Arigato Japan
Shiokara là đặc sản bốc mùi nổi tiếng ở Nhật, thành phẩm có vị mặn, nhớt dính, mùi tanh nồng đặc trưng. Ảnh: Arigato Japan
Món ăn chứa nhiều dưỡng chất như protein, vitamin, khoáng chất, chất béo có lợi và đặc biệt ít calo. Ảnh: Arigato Japan
Funazushi cũng là một đặc sản bốc mùi nổi tiếng của Nhật Bản. Bản chất món này là một trong những loại sushi vì cũng gồm các thành phần như cơm, cá. Ảnh: Dân Việt
Món được làm từ cá chép funa của Nhật, sau khi được làm sạch và lấy trứng sẽ được ướp muối trong 1 tháng. Tiếp theo người ra sẽ đem cá ra và rửa lại một lần nữa rồi ủ trong cơm chín để nó lên men từ 1 đến vài năm và tạo ra một mùi hôi rất đặc trưng. Ảnh: Dân Việt
Món Funazushi rất nặng mùi, có mùi thum thủm, hăng hắc khiến người lần đầu tiên nếm thử sẽ liên tưởng đến mùi “nước tiểu”. Ảnh: Dân Việt
Người Nhật tin rằng món ăn được lên men này rất bổ dưỡng nên thường được ăn cùng với cơm trắng, hoặc cơm chan trà chazuke. Ảnh: Dân Việt