Nhộng sâu muồng là ấu trùng của loài sâu ăn lá muồng, một loại cây phổ biến ở vùng cao nguyên. Những con sâu này thường xuất hiện vào mùa mưa, khi cây muồng xanh tốt.
Loài sâu muồng nhỏ, có lưng màu vàng, hai bên mình có sọc đen, mình trơn. Chúng di chuyển bằng cách cong thân mình lại và bắn về phía trước. Loài này rất háu ăn nên con nào con nấy thường mập mạp. Ảnh: Hoàng Đức Độ
Với người dân Tây Nguyên, loài sâu muồng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Chỉ cần rảo bước quanh những gốc muồng là có thể thu về những bao sâu to đầy sụ. Ảnh: Hoàng Đức Độ
Để làm món nhộng sâu muồng rất đơn giản. Sâu sau khi được bắt về, bỏ thêm một ít lá cho sâu ăn, tiếp tục để chừng nửa ngày cho sâu tiến hóa thành nhộng sâu muồng và bắt đầu chế biến món ăn. Ảnh: Dân Việt
Một trong những cách chế biến phổ biến nhất là rang nhộng sâu muồng. Nhộng sau khi làm sạch sẽ được ướp với các loại gia vị như muối, tiêu, ớt rồi đem rang trên lửa than hồng. Khi chín, nhộng có màu vàng ruộm, vỏ giòn tan, bên trong mềm ngọt, tỏa ra hương thơm đặc trưng. Ảnh: Hoàng Đức Độ
Để tăng thêm phần gia vị, một số nơi còn bỏ thêm một ít ớt và lá chanh thái nhỏ cho vào cùng. Người Ê Đê thường xào không để giữ lại hương vị ngọt béo đặc trưng của loài nhộng này. Ảnh: Dân Việt
Ngoài ra, nhộng sâu muồng còn có thể chế biến thành các món như nướng, xào, luộc... Mỗi món ăn đều mang đến một hương vị riêng biệt, khiến thực khách khó lòng cưỡng lại. Ảnh: Vietnamnet
Tuy nhiên, không phải ai cũng dám thưởng thức đặc sản nhộng sâu muồng này. Ngoại hình của nhộng sâu muồng có thể khiến nhiều người cảm thấy sợ hãi và e dè. Ảnh: Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm
Bà con đồng bào dân tộc Ê Đê thường truyền tai nhau món ăn ngon độc lạ này, không chỉ cải thiện bữa ăn vào những ngày trời nắng nóng mà còn là phương thuốc để ngăn ngừa bệnh sốt rét hiệu quả. Còn đối với những quý ông, đây là một dịp để có thể tăng cường sức khỏe. Ảnh: Dân Việt