Nhộng ong đất dầm trám đen - món ngày lạnh ở Điện Biên

Thứ Sáu, Ngày 13 Tháng 10, 2023, 0:3Đăng bởi: Admin

Trời chớm thu, se lạnh là thời điểm trám đen ở vùng núi Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng vào mùa. Và từ tháng 9 đến trước Tết nguyên đán, người dân nơi đây cũng thường thu hoạch nhộng ong đất. Đến Điện Biên vào những ngày lạnh, du khách có cơ hội thưởng thức món đặc sản kết hợp từ trám đen và nhộng ong đất hấp ăn cùng xôi nếp nương.

Nhộng ong đất hấp dằm nát cùng thịt quả trám đen bọc trong xôi nếp nương.

Nhộng ong đất và trám đen bọc trong xôi nếp nương.

Sở hữu một nhà hàng tại bản Noong Chứn, phường Nam Thanh, TP Điện Biên Phủ, chị Đào Thị Nhung (33 tuổi) được Hiệp Hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) mời tham gia Festival Thu Hà Nội 2023 (29/9 - 1/10). Ngoài những món quen thuộc trong mâm cơm truyền thống của dân tộc Thái đen như cá chép nướng, thịt lợn băm cuốn lá chuối nướng, thịt trâu gác bếp, nộm rau rừng và xôi ngũ sắc, chị Nhung mang đến món nhộng ong đất dầm trám đen.

Theo chị Nhung, đây là món "đặc sản ngày lạnh" ở Điện Biên. Ong đất có độc nhưng được yêu thích và săn lùng bởi giá trị dinh dưỡng chúng mang lại. "Nhộng ong là món ăn quý hiếm của núi rừng Tây Bắc, mỗi năm chỉ có một mùa", chị Nhung nói.

Người Điện Biên chọn loại nhộng bánh tẻ (không quá non cũng không quá già), có màu trắng sữa, bằng ngón tay út. Khi thu hoạch, nhộng vẫn nằm trong sáp. Người ta gỡ lấy nhộng rồi nhúng vào nước nóng để thịt săn lại. Sau đó rửa qua nước muối pha loãng để sát trùng, loại bỏ nhớt, rửa lại bằng nước sạch. Nhộng ong sau khi sơ chế sạch sẽ hấp trong khoảng 5 - 7 phút. Bằng cách này, nhộng giữ được hình dáng, màu sắc ban đầu.

Trám đen dầm chung với nhộng ong đất hấp phải là loại trám rừng, quả nhỏ, thon về hai đầu, vỏ nhẵn và không bị đốm, có lớp phấn trắng bên ngoài. Quả trám được thả vào nước đun sôi để nguội đến khoảng 50 độ C trong hơn nửa tiếng đến khi mềm. Dùng tay bẻ đôi quả trám để tách hạt và thịt. Phần thịt trám có màu tím hồng, dậy mùi thơm ngậy ngậy, chua chua.

Nhộng ong đất chỉ có từ tháng 8 đến tháng 12 hằng năm.

Nhộng ong đất sau khi hấp giữ nguyên hình dáng và màu trắng sữa.

Nguyên liệu nấu xôi là gạo nếp nương, hạt to, tròn, căng mẩy. Gạo được ngâm nước khoảng 3 - 4 tiếng rồi đồ trong 30 - 40 phút với lửa nhỏ.

Cách ăn đúng cách món này là dầm nát nhộng ong cùng thịt quả trám đen. "Có thể dầm bằng tay nhưng dùng cối và chày sẽ nhuyễn, mịn hơn", chị Nhung nói. Sau đó lấy một nắm xôi, dàn thành hình tròn rồi cho hỗn hợp nhộng ong và trám đen vào giữa, bọc lại thành nắm. Giữa màu trắng của xôi và nhộng ong, màu tím hồng của thịt quả trám đen nổi bật, tạo nên vẻ hấp dẫn cho món ăn.

Thực khách có thể cảm nhận vị béo ngậy của nhộng ong đất, vị bùi và một chút chua, chát nhẹ của quả trám đen, độ dẻo, thơm, ngọt của xôi nếp nương. Anh Trần Mạnh (Hà Nội) nói "ấn tượng nhất" với món này trong mâm cơm truyền thống của người Thái đen ở Điện Biên. Theo anh, hầu hết các món ăn khác đều được tẩm ướp hạt mắc khén, nhưng món xôi trám nhộng ong được chế biến bằng cách hấp, giữ được hương vị nguyên bản. "Việc dầm nhuyễn nhộng ong giúp những người sợ côn trùng cũng có thể thưởng thức được", anh Mạnh nói.

Ngắm nhìn mâm cơm truyền thống của dân tộc Thái đen được trình diễn ở Festival Thu Hà Nội, chị Phạm Minh Hằng (42, Hà Nội) bị thu hút bởi "món ăn chế biến từ côn trùng" này. Tuy nhiên, do nhộng ong có hạn nên chị không thưởng thức được nhiều. "Món ăn hơi nhạt so với khẩu vị của tôi nhưng cảm nhận rõ vị bùi, ngậy", chị nói.

 

Theo các nhà nghiên cứu, nhộng ong rừng chứa nhiều chất béo, đường, acid amin, vitamin và các chất khoáng như canxi, phốt-pho. Nhộng ong có tác dụng tốt với những người bị suy nhược thần kinh, mất ngủ.

Tuy nhộng ong là món ăn bổ dưỡng và lành tính, song một số trường hợp bị dị ứng do cơ địa. Vì vậy, thực khách nên ăn thử một lượng nhỏ, nếu không thấy các biểu hiện mẩn ngứa, mặt đỏ bừng, choáng váng, đau bụng, nôn mửa thì có thể ăn tiếp, theo cổng thông tin Trung tâm Y tế quận 5, TP HCM.

Nhộng ong đất dầm trám đen ăn cùng xôi nếp nương là món ăn kết hợp những sản vật địa phương, được đồng bào dân tộc Thái đen ở Điện Biên gìn giữ qua nhiều thế hệ. Món ăn này không thể thiếu trong mâm cơm truyền thống của dân tộc Thái đen các dịp lễ, Tết, đám hỏi, đặc biệt là khi tiếp đãi khách quý.

Bài và ảnh: Quỳnh Mai

 
 

Những ẩm thực miền bắc với loại thực phẩm là

10 món ăn đặc sản ở Bắc Kạn cực ngon ngọt tự nhiên

Đặc sản Bắc Kạn dễ gây thương nhớ cho nhiều du khách với đa dạng món ăn ngon ấn tượng, mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc nơi đây. Cùng điểm qua 10 món đặc sản luôn khiến thực khách lưu luyến và quán ăn ngon cho khách du lịch ở Bắc Kạn.

Đặc sản Sâu chít Tây Bắc nhiều người giật mình nhưng giàu dinh dưỡng

Sâu chít một loài ấu trùng sống trong thân cây chít từ lâu là đặc sản độc đáo của vùng núi Tây Bắc. Hình dáng kỳ lạ và hương vị đặc trưng của nó khiến nhiều người vừa tò mò vừa e dè.

Hấp dẫn món bún chả kẹp que tre ở Hà Nội

Bún chả bình thường thì nướng thịt bằng vỉ sắt, còn với bún chả que tre, các miếng thịt được kẹp vào các thanh que tre tươi rồi nướng trên chậu than hoa rực lửa.

Loại quả xưa chín rụng không ai hái, nay thành đặc sản có giá bán 90.000 đồng/kg vẫn được ưa chuộng

Quả chay có thể được tiêu thụ ngay hoặc biến tấu thành nhiều món ăn đặc sắc, từ kho cá cho đến nấu canh chua, v.v...

Phu thê - bánh đặc sản chỉ bán theo cặp ở Bắc Ninh

Bắc Ninh- Bánh phu thê tương truyền do vua Lý Anh Tông đặt tên, là biểu tượng cho sự thủy chung, tình nghĩa vợ chồng.

Hàng bánh rán Hà Tĩnh hút khách trong và ngoài tỉnh

Bánh rán bà Tập có tuổi đời gần 40 năm, không chỉ phục vụ thực khách trong thị xã Kỳ Anh, mà còn cả du khách từ khắp nơi

Món canh tiến vua của làng Bát Tràng 'đắt xắt ra miếng'

Để thưởng thức bát canh măng mực tại ngôi làng cổ 500 tuổi của Hà Nội, khách cần đặt ăn theo mâm cỗ với giá 400.000 đồng mỗi người.

Quán bánh bèo ở Hải Phòng bán 2.500 chiếc mỗi ngày

Bánh bèo Mây nằm phía sau sân vận động Lạch Tray, là một địa điểm ăn vặt yêu thích của giới trẻ Hải Phòng, mỗi ngày bán hơn 2.500 suất.
Tác dụng của Củ Riềng trong sức khỏe con người

Tác dụng của Củ Riềng trong sức khỏe con người 151 người xem

Không chỉ dùng để làm tăng hương vị và mùi thơm cho các món ăn, củ riềng cũng được xem như là một loại dược liệu chữa nhiều bệnh trong đông y.
Quả hồng táo là quả gì? Ăn có tác dụng gì? Khi ăn cần lưu ý gì?

Quả hồng táo là quả gì? Ăn có tác dụng gì? Khi ăn cần lưu ý gì? 114 người xem

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, loại quả hồng táo này có hàm lượng dinh dưỡng cực cao, được mệnh danh là
Táo Tân Cương trồng ở đâu? Ăn có tác dụng gì? Cách phân biệt loại táo này?

Táo Tân Cương trồng ở đâu? Ăn có tác dụng gì? Cách phân biệt loại táo này? 139 người xem

Táo đỏ Tân Cương được biết đến như là một thứ thần dược trong việc điều trị chứng mất ngủ và các vấn đề khác về thần kinh.
Top 6 loại trái cây khi nấu là nhân đôi dinh dưỡng

Top 6 loại trái cây khi nấu là nhân đôi dinh dưỡng 138 người xem

Có nhiều cách tận dụng trái cây để chăm sóc sức khỏe. Ngoài ăn tươi, sấy khô, làm sinh tố… bạn còn có thể nấu chín chúng.
Ăn hàu! nên ăn hàu sống hay chín?

Ăn hàu! nên ăn hàu sống hay chín? 144 người xem

Hàu chứa nhiều kẽm, nhiều loại men tiêu hóa, các vitamin (D, B11, B1, B2, B2, C…), khoáng chất (sắt, đồng, kali, photpho…) rất tốt cho cơ thể; đặc biệt hàm lượng axít béo omega-3 cao.
Ăn bánh ngọt buổi sáng gây hại tiêu hóa thế nào?

Ăn bánh ngọt buổi sáng gây hại tiêu hóa thế nào? 132 người xem

Ăn nhiều đồ ngọt vào buổi sáng có thể tăng nguy cơ viêm ruột mãn tính, mất cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong đường tiêu hóa.
Ăn cá béo có những lợi ích gì với não bộ?

Ăn cá béo có những lợi ích gì với não bộ? 135 người xem

Cá béo giàu protein, omega-3 có vai trò duy trì chức năng của não, cải thiện lưu thông máu, ngăn suy giảm nhận thức.
Ăn khoai Tây có lợi ích gì? Cách sử dụng khoai tây hiệu quả nhất?

Ăn khoai Tây có lợi ích gì? Cách sử dụng khoai tây hiệu quả nhất? 138 người xem

Khoai tây rất mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu đường ruột và hệ tiêu hóa. Nó cũng có thể chữa lành tình trạng viêm bên ngoài khi chà xát lên chỗ viêm.