Măng cụt kỵ với gì? Những ai không nên ăn măng cụt?

Chủ Nhật, Ngày 14 Tháng 7, 2024, 20:36Đăng bởi: Admin

Tuy là loại quả tốt nhưng măng cụt cũng có thể mang lại tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng sai cách.

Măng cụt kỵ với gì?

Măng cụt kỵ với nước có ga

Măng cụt kỵ với nước có ga bởi sự kết hợp đại kỵ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bạn. Nguyên nhân chính là do măng cụt chứa rất nhiều axit còn nước có ga chứa toàn đường nhân tạo. Chính vì vậy, đừng ăn chúng gần nhau.

Măng cụt kỵ với đường cát

Măng cụt còn kỵ ăn cùng đường cát, nếu ăn 2 thứ này cùng lúc có thể gây tử vong. Các loại thức ăn kỵ nhau gây ngộ độc và rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Gỏi gà măng cụt
Gỏi gà măng cụt - món ăn đang rất hot hiện nay.

Tuyệt đối không ăn măng cụt trước bữa ăn

Măng cụt có vị chua, có chứa hàm lượng axit lactic cao. Do đó, ăn măng cụt khi đói có thể khiến bạn bị đau dạ dày. Các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất cho bạn là sử dụng măng cụt như một món trái cây tráng miệng sau bữa ăn.

Không nên ăn quá nhiều măng cụt

Măng cụt có vị chua cùng hàm lượng chất xơ cao, bởi vậy mà không nên thường xuyên sử dụng loại trái cây này hàng ngày. Bạn là chỉ nên sử dụng măng cụt khoảng 2 đến 3 lần một tuần. Mỗi lần không nên ăn quá 1kg để đảm bảo sức khỏe.

Chuyên gia giải đáp thông tin "mủ măng cụt + đường mía" tạo ra chất độc, không nên ăn măng cụt trộn gỏi

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), quả măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana L., có vị chát. Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ, có tác dụng trị tiêu chảy, kiết lỵ, rối loạn kinh nguyệt…

Trả lời về câu hỏi, mủ măng cụt có kỵ đường mía hay không, lương y Sáng cho rằng trước hết phải hiểu rõ về tác động của mủ măng cụt đến cơ thể.

"Phần nhựa của quả măng cụt cũng giống như các loại quả khác đều không có lợi cho sức khỏe. Bởi bản chất nó là thứ giúp cho trái cây chống lại côn trùng và các vấn đề sâu hại khác... Việc gây hại đến đâu còn tùy vào việc chúng ta ăn ít hay nhiều. Phần lớn nhựa trái cây chỉ gây ra tác hại cho hệ tiêu hóa, gây táo bón, đau bao tử, đau dạ dày", lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng nói.

Cũng theo vị chuyên gia, trong y học cổ truyền hiện chưa có ghi chép nào nói rằng nhựa quả măng cụt kỵ với đường mía. Trong y học hiện đại lại càng không. Ngay cả các nước châu Âu, họ vẫn điều chế cả quả măng cụt làm nước uống. Thông tin nhựa măng cụt kết hợp đường mía rồi gây độc, gây chết người là không chính xác. Có chăng gây hại là do ăn quá nhiều nhựa măng cụt mà thôi.

 

Lương y Sáng chỉ lưu ý rằng khi dùng măng cụt xanh nên gọt sạch vỏ.
Lương y Sáng chỉ lưu ý rằng khi dùng măng cụt xanh nên gọt sạch vỏ.

Tuy nhiên vị chuyên gia nhấn mạnh: Việc ăn nhựa măng cụt là điều ít khi xảy ra trong cuộc sống, vì phần lớn mọi người chỉ ăn phần cùi, chứ không ăn phần vỏ. Phần cùi của quả măng cụt xanh giòn ngọt, không độc hại, do đó mọi người có thể sử dụng tùy theo nhu cầu. Có thể dùng làm món tráng miệng, hay là làm gỏi mà không có vấn đề gì cho sức khỏe.

Lương y Sáng chỉ lưu ý rằng khi dùng măng cụt xanh nên gọt sạch vỏ. Dù vỏ măng cụt có thể được điều chế để làm thuốc. Tuy nhiên để trở thành một bài thuốc hoàn chỉnh, nó phải được điều chế bằng cách sao, hấp và cần được kết hợp với nhiều nguyên liệu khác... chứ không thể ăn sống. Do đó, mọi người tuyệt đối không nên ăn vỏ măng cụt, nhất là vỏ măng cụt xanh vì rất nhiều nhựa.

Những ai không nên ăn măng cụt

Bệnh nhân ung thư

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, măng cụt có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của liệu pháp xạ trị cũng như thuốc hóa trị.

Điều này xảy ra do một số loại thuốc hóa trị liệu phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để chiến đấu và tiêu diệt khối u.

Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong măng cụt chống lại và loại bỏ các gốc tự do và đã được chứng minh là yếu tố trở ngại trong điều trị ung thư.

Người bị bệnh về tiêu hóa

Một nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều hơn 30g măng cụt có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy tạm thời. Tương tự như vậy, sử dụng quá nhiều măng cụt có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng táo bón ở bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và gây biến chứng liệt dạ dày ở bệnh nhân tiểu đường. Trong trường hợp này, nên giảm khẩu phần ăn xuống mức an toàn.

Măng cụt
Ăn nhiều hơn 30g măng cụt có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy tạm thời.

Người bị bệnh đa hồng cầu

Đa hồng cầu là một rối loạn khi tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu, dẫn đến tăng số lượng hồng cầu trong máu. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh này nên tránh sử dụng măng cụt vì nó có thể làm tăng khối lượng của hồng cầu.

Thai phụ và phụ nữ cho con bú

Trái cây này không phải là một lựa chọn tốt cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cũng như trẻ sơ sinh. Nó cũng là không thích hợp cho người bị dị ứng với các loại hoa quả khác. Tác dụng phụ khác của măng cụt bao gồm mất ngủ, đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, giấc ngủ bị gián đoạn, buồn nôn liên tục, khó thở, choáng váng ánh sáng và chóng mặt.

Việc sử dụng măng cụt nên dừng lại ngay lập tức nếu xuất hiện bất kỳ các dấu hiệu và triệu chứng trên. Hầu hết các tác dụng phụ của măng cụt là tạm thời và có thể được khắc phục dễ dàng bằng cách giảm hàm lượng sử dụng.


Giúp cộng đồng biết tình trạng quán khi

Những Cẩm nang hữu ích với loại thực phẩm là măng cụt

Măng cụt kỵ với gì? Những ai không nên ăn măng cụt?

Tuy là loại quả tốt nhưng măng cụt cũng có thể mang lại tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng sai cách hay đọc bai này để xem măng cụt kỵ với gì và những ai không nên ăn măng cụt?

Bác sĩ hướng dẫn cách ăn măng cụt để không bị nổi mụn

Nhiều người sau khi ăn măng cụt gặp tình trạng nổi mụn, liệu đâu là lý do?

Vỏ măng cụt có dinh dưỡng không? Ăn được không? Cách sử dụng như thế nào

Dạo gần đây nhiều người đang tìm mua măng cụt để làm các món ăn nhưng nhiều người thường bỏ vỏ măng cụt, nếu bạn nằm trong số họ hãy đọc bài này để biết vỏ măng cụt có dinh dưỡng không? Ăn được không? Cách sử dụng như thế nào tốt và tiến kiệm tiền nha
Top 9 đồ uống giúp tăng cường lưu thông máu hiệu quả.

Top 9 đồ uống giúp tăng cường lưu thông máu hiệu quả. 146 người xem

Khám phá 9loại đồ uống giúp tăng cường lưu thông máu hiệu quả. Tìm hiểu bí quyết cải thiện tuần hoàn, tăng cường sức khỏe tim mạch và toàn thân
Những loại rau nào dễ ngậm thuốc trừ sâu khi ăn nhớ rữa sạch

Những loại rau nào dễ ngậm thuốc trừ sâu khi ăn nhớ rữa sạch 130 người xem

Mỗi khi đi chợ mua rau củ, thứ mà các bà nội trợ lo lắng nhất là rau có bị phun thuốc trừ sâu hay không. Vậy làm sao để phát hiện loại rau củ quả dễ ngậm thuốc trừ sâu
Gạo lứt siêu thực phẩm mang nhiều lợi ích cho sức khoẻ

Gạo lứt siêu thực phẩm mang nhiều lợi ích cho sức khoẻ 131 người xem

Gạo lứt là loại ngũ cốc chưa đánh bóng, giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn so với gạo trắng đã đánh bóng. Nó được ví như là siêu thực phẩm
Top 9 lợi ích của mỡ lợn đối với sức khoẻ

Top 9 lợi ích của mỡ lợn đối với sức khoẻ 131 người xem

Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc sử dụng mỡ đúng cách sẽ mang lại 9 lợi ích rất tốt cho sức khỏe sau đây
Lại đến mùa sứa đỏ đặc sản Hà Nội gọi hè về

Lại đến mùa sứa đỏ đặc sản Hà Nội gọi hè về 128 người xem

Mỗi độ xuân qua hè tới, khi cái nắng đầu mùa bắt đầu len lỏi khắp các con phố, người Hà Nội lại có dịp săn lùng một món ăn đặc trưng, dân dã nhưng đầy cuốn hút sứa đỏ.
Rau khoai lang: 8 lợi ích bất ngờ cho sức khỏe

Rau khoai lang: 8 lợi ích bất ngờ cho sức khỏe 134 người xem

Bạn có biết rau khoai lang mang lại 8 lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên? Tìm hiểu ngay những công dụng tuyệt vời giúp bạn cải thiện sức khỏe một cách tự nhiên.
Phát hiện Sôcôla đen làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Phát hiện Sôcôla đen làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 140 người xem

Ngoài việc thỏa mãn cảm giác thèm ăn, sôcôla có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là sôcôla đen.
Top 10 trái cây giàu magie tốt cho sức khỏe

Top 10 trái cây giàu magie tốt cho sức khỏe 157 người xem

Bạn muốn bổ sung magie một cách tự nhiên? Đừng bỏ qua danh sách 10 loại trái cây giàu magie này!