Khám phá tác dụng tuyệt vời của ớt chuông

Thứ Ba, Ngày 27 Tháng 12, 2022, 19:46Đăng bởi: Admin


 

Ớt chuông có nhiều vitamin A, vitamin B6, folate, vitamin E, và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, chúng ta cần ăn ớt chuông đúng cách để tránh các tác dụng phụ và rủi ro.

Tác dụng của ớt chuông

Tăng cường thị lực

Zeaxanthin và lutein là những sắc tố carotenoid giúp bảo vệ điểm vàng của mắt tránh khỏi tác hại từ ánh sáng xanh, qua đó thị lực được cải thiện cũng như chống lại những phản ứng oxy hóa gây tổn thương cho võng mạc mắt. Trong ớt chuông cam, đỏ và đặc biệt là xanh chứa nhiều zeaxanthin. Do đó, các chuyên gia khuyến khích mỗi ngày con người nên hấp thụ 2 mg zeaxanthin. Đồng thời, ớt chuông đỏ bổ sung khoảng 75% nhu cầu về vitamin A cần thiết cho cơ thể trong việc tăng cường thị lực, để ngăn ngừa chứng quáng và nhìn rõ hơn vào ban đêm.

 

Phòng ngừa thiếu máu

Những mô của các tế bào trong cơ thể sẽ không được cung cấp đủ lượng oxy nếu bị thiếu máu, dẫn đến dễ chóng mặt, hoa mắt, ù tai, nhợt nhạt, xanh xao. Nghiêm trọng hơn là mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh. Ớt chuông rất phong phú chất sắt mang đến khả năng cải thiện tình trạng thiếu máu vì thiếu sắt. Song song đó, ớt chuông cung cấp tới 300% lượng vitamin C cơ thể cần thiết mỗi ngày để tăng cường khả năng hấp thu sắt ở ruột.

Ớt chuông mang đến khả năng cải thiện tình trạng thiếu máu vì thiếu sắt. 
Ớt chuông mang đến khả năng cải thiện tình trạng thiếu máu vì thiếu sắt. 

 

Tim mạch khỏe mạnh

Những chất oxy hóa mạnh trong ớt chuông sẽ trung hòa cũng như ngăn chặn sự tác động của những gốc tự do làm tổn thương tế bào trong cơ thể, giảm cholesterol xấu trong máu. Nhờ đó, hạn chế nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường type 2, tim mạch, đột quỵ.

Mặt khác, lượng phytonutrients dồi dào trong ớt chuông sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tốt cho người bệnh cao huyết áp. Giúp giảm viêm, thải độc, tăng khả năng miễn dịch cùng sự trao đổi chất của những hormone. Giảm thở gấp và thư giãn đường hô hấp cho bệnh nhân hen suyễn để giảm thiểu mức độ cùng số lần phát bệnh.

Cân bằng tâm trạng và ngủ ngon

Tác dụng của ớt chuông còn trong cả giấc ngủ. Nhờ sự kết hợp của vitamin B6 và magie, ớt chuông giúp làm giảm căng thẳng thần kinh và lo lắng, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Vitamin B6 góp phần vào trong quá trình sản sinh melatonin để chất lượng giấc ngủ tốt hơn, hỗ trợ cân bằng “đồng hồ sinh học” của cơ thể. Đối với phụ nữ, ớt chuông còn có tác dụng làm giảm những triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau nhức, mệt mỏi, tâm trạng thất thường.

Kích thích tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân

Trong ớt chuông không chứa cholesterol, ít chất béo và calorie, đồng thời có khả năng sinh nhiệt và tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể nên sẽ giúp bạn đốt cháy được nhiều calorie để giảm cân hơn. Thêm vào đó, không như những loại ớt khác chứa capsaicin gây nóng trong người và chỉ sinh nhiệt lượng ở mức thích hợp để tăng cường trao đổi chất, nên ớt chuông không gây tăng nhịp tim hoặc huyết áp. Lượng chất xơ dồi dào thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, bảo vệ ruột khỏi những vi khuẩn có hại, chống nguy cơ ung thư ruột kết, qua đó điều trị hội chứng ruột kích thích và táo bón.

 

Ớt chuông không chứa cholesterol, ít chất béo và calorie
Ớt chuông không chứa cholesterol, ít chất béo và calorie.

Tác hại khi ăn nhiều ớt chuông

Chướng bụng đầy hơi

Ớt chuông vốn thuộc nhóm rau quả khá giàu chất xơ, rất cần thiết cho hoạt động chuyển hóa dưỡng chất và bài tiết chất thải ở hệ tiêu hóa. Tuy nhiên cũng cần phải nói rằng, khi chúng ta tiếp nạp một lượng quá lớn chất xơ từ ớt chuông, dẫn tới dư thừa chất xơ thì tình trạng no căng, chướng bụng và ợ hơi rất dễ xuất hiện.

Không tốt cho chức năng của thận

Theo phân tích dinh dưỡng, hàm lượng vitamin C được tìm thấy trong ớt chuông tương đương với hơn 200% nhu cầu mà cơ thể cần mỗi ngày (cao gấp 2 - 3 lần hàm lượng do trái cam hay trái chanh cung cấp).

Song cũng chính vì thế, việc lạm dụng hay chỉ tập trung ăn ớt chuông, không kết hợp đa dạng rau quả khác tiềm ẩn nguy cơ đẩy cơ thể rơi vào trạng thái dư thừa vitamin C, làm tăng nồng độ axit uric và oxalat trong nước tiểu. Điều này tác động không tốt tới chức năng của thận do sỏi có thể tích tụ ở ống niệu quản, gây sỏi thận.

 

Ảnh hưởng tới giấc ngủ

Gây gián đoạn giấc ngủ hay khó đi vào giấc ngủ được xem xét là một trong những tác hại tiềm ẩn khi sử dụng ớt chuông vượt lượng an toàn. Theo đó, giống như với nước cam hay nước chanh, nếu bạn dùng nước ép ớt chuông nhiều vào bữa tối, lượng vitamin C từ loại ớt ngọt này sẽ hoạt động như một chất xúc tác, tăng cảm giác hưng phấn khiến bạn trằn trọc, mất ngủ.

Tăng nguy cơ bị vàng da

Ớt chuông là một trong những thực phẩm giàu nhóm chất beta-carotene - thành tố cực kì cần thiết giúp duy trì thị lực, bảo vệ đôi mắt sáng khỏe. Thế nhưng nếu hấp thu quá nhiều, khiến nồng độ hoạt chất này trong máu tăng cao, tỉ lệ mắc chứng vàng da sẽ tăng cao.

Ớt chuông
Khi nạp nhiều chất xơ từ ớt chuông, dẫn tới dư thừa chất xơ thì tình trạng chướng bụng dễ xuất hiện.

Thực phẩm không nên ăn cùng ớt chuông

  • Hạt hướng dương: Khi chất sắt trong ớt ngọt gặp vitamin E trong hạt hướng dương sẽ cản trở quá trình hấp thụ vitamin E nên không thích hợp dùng chung.
  • Mùi tây: Enzyme phân hủy vitamin C có trong rau mùi sẽ làm oxy hóa vitamin C trong ớt ngọt. Từ đó làm giảm giá trị dinh dưỡng.
  • Dưa chuột: Ớt chuông rất giàu vitamin, dùng thường xuyên có thể bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể con người. Tuy nhiên men phân hủy vitamin có trong dưa chuột sẽ phân hủy vitamin trong ớt chuông. Khi ăn vào sẽ giảm đi rất nhiều mức độ dinh dưỡng.
  • Rượu: Không nên kết hợp ớt chuông với rượu. Những chất độc hại do rượu trắng và ớt chuông tạo ra khiến nhiều người không ngờ tới. Có hơn 30 loại chất độc có thể sản sinh ra và chúng đều có hại cho cơ thể, là chất gây ung thư. Vì vậy không nên ăn ớt chuông khi uống rượu.
 

Người không nên ăn ớt chuông

  • Người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, yếu hoặc mắc bệnh về đường ruột thì không nên dùng ớt chuông sống.
  • Bệnh nhân bị trĩ, viêm loét dạ dày, viêm thực quản không ăn ớt chuông.
  • Người có khả năng loãng xương cũng không nên ăn ớt chuông để tránh làm viêm xương và tạo thành loãng xương. Nếu ăn thì cần gọt vỏ, làm sạch, nấu chín và ăn với lượng vừa phải để dễ dàng tiêu hóa hơn.
  • Những bệnh nhân mắc bệnh về mắt nên ăn ít hoặc không nên ăn.
  • Những người bị sốt, cao huyết áp, lao phổi nên thận trọng khi ăn ớt chuông.

Những Cẩm nang hữu ích với loại thực phẩm là ớt

Thật giả khi ăn ớt hiểm giúp kéo dài tuổi thọ?

Người thường xuyên ăn ớt hiểm có thể giảm 25% nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào, 26% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và 23% nguy cơ tử vong do ung thư, so với người không ăn hoặc ít khi ăn.

Mẹo hay đánh bay cay ớt, bỏng ớt

Những mẹo hay dưới đây có thể áp dụng một cách rất hiệu quả để chữa cay miệng, nóng rát khi ăn phải ớt, hoặc bị ớt bắn vào trong khi cắt.

Thớt gỗ sạch hơn hay thợt nhựa sạch hơn?

Với thớt gỗ, vi khuẩn sẽ bị hút xuống dưới các rãnh trên bề mặt thớt, nơi chúng không sinh sôi được nữa và thậm chí sẽ bị chết.

Bí quyết luộc rau nào cũng xanh mướt, giòn ngon

Muốn có đĩa rau luộc xanh mướt, giòn ngon, bạn cần để nước thật sôi và thêm chút muối trước khi cho rau vào.

Thói quen "chết người" khi dùng thớt mà quá nhiều người Việt mắc

Dù là thớt thủy tinh, thớt gỗ hay thớt nhựa thì những quy tắc vệ sinh để đảm bảo không bị nấm mốc, vi khuẩn đe dọa là điều bạn cần nắm rõ. Tuy vậy, việc sử dụng thường xuyên cũng gặp phải không ít những sai lầm. Thói quen "chết người" khi dùng thớt mà quá nhiều người Việt mắc hãy bỏ ngay kẻo hối không kịp.

SOS: Làm thế nào để ngao, sò, ốc, hến sạch hết cát, bùn nhớt?

Ngao, sò, ốc là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là mùa hè này. Tuy nhiên những loại hải sản này thường có rất nhiều cát và bùn đất, nếu chị em nội trợ không làm sạch thì sẽ làm món ăn giảm độ ngon miêng đáng kể. Bài viết dưới đây sẽ giải quyết vấn đề đau đầu này cho chị em.
Ăn gừng không đúng cách có thể gây ung thư

Ăn gừng không đúng cách có thể gây ung thư 103 người xem

Gừng là một gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, không chỉ làm nên hương vị đặc trưng mà còn bổ ích cho sức khỏe. Nhưng nếu dùng gừng sai cách, nó có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng cho cơ thể, nguy hiểm không kém gì chất độc
Quán bánh bèo ở Hải Phòng bán 2.500 chiếc mỗi ngày

Quán bánh bèo ở Hải Phòng bán 2.500 chiếc mỗi ngày 109 người xem

Bánh bèo Mây nằm phía sau sân vận động Lạch Tray, là một địa điểm ăn vặt yêu thích của giới trẻ Hải Phòng, mỗi ngày bán hơn 2.500 suất.
Chọn mua Thanh Long quả tròn hay quả tròn ngon ngọt hơn?

Chọn mua Thanh Long quả tròn hay quả tròn ngon ngọt hơn? 111 người xem

Bạn đang mua Thanh Long nhưng thấy có 2 loại là quả tròn và quả dài và phân vân khong biết loại nào ngọt xem bí quyết chọn quả thanh long ngọt ngon từ người trồng chuyên nghiệp.
Dư lượng thuốc trừ sâu của 3 loại rau bằng 0 bạn nên mua

Dư lượng thuốc trừ sâu của 3 loại rau bằng 0 bạn nên mua 115 người xem

Tất cả chúng ta đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc ăn rau xanh. Tuy nhiên, làm thế nào để chọn đúng loại rau không bị phun thuốc trừ sâu hay thuốc bảo quản cũng là nỗi băn khoăn của nhiều người.
Top 5 loại nước khắc tinh với sốc nhiệt do nắng nóng nên bổ sung

Top 5 loại nước khắc tinh với sốc nhiệt do nắng nóng nên bổ sung 113 người xem

Để giữ nước, phòng ngừa sốc nhiệt do nắng nóng, các chuyên gia y tế khuyên dùng 5 loại nước sau.
Top 4 thực phẩm giúp giảm đau dạ dày hiệu quả sau uống rượu

Top 4 thực phẩm giúp giảm đau dạ dày hiệu quả sau uống rượu 111 người xem

Một số loại thực phẩm như nho, mật ong hay sữa chua,...có thể giúp giảm cơn đau dạ dày sau khi uống rượu.
Dùng chanh dây ( chanh leo) không đúng cách cẩn thận hại sức khỏe

Dùng chanh dây ( chanh leo) không đúng cách cẩn thận hại sức khỏe 120 người xem

Chanh leo nhiều nơi gọi là chanh dây có quá nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng lại rất nguy hiểm nếu ăn sai cách.
Quả nhàu có công dụng gì? Giá bao nhiêu 1kg? cách dùng ra sao?

Quả nhàu có công dụng gì? Giá bao nhiêu 1kg? cách dùng ra sao? 110 người xem

Trái nhàu hường được sử dụng trong y học và có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người. Cùng xem công dụng quả nhàu là gì? Giá bao nhiêu 1kg? cách dùng ra sao?