1. Sơ chế rau ăn kèm:
Tùy theo vùng miền địa phương mà mình linh hoạt chọn loại rau sẵn có, như: kèo nèo, bông súng, tần ô, rau nhút, rau muống, rau cần, hoa chuối, bông thiên lý, bông so đũa, bông điên điển, rau đắng, rau cải xanh, mồng tơi, ngò ôm, cà tím... Dĩ nhiên, rau ăn kèm lẩu mắm càng đa dạng thì càng ngon, và đúng rau mùa nước nổi thì lại thêm tròn vị.
![]()
2. Sơ chế thịt, cá nhúng lẩu:
- Thịt bò: thái lát mỏng.
- Cá lóc: phi lê, cắt miếng.
- Mực, Heo quay: cắt miếng vừa ăn.
- Tôm: để nguyên con.
- Chả cá thác lác: quết dẻo và nhồi vào ớt sừng hoặc bạn có thể thay thế bằng chả cá thu đã chiên sẵn, loại này bạn nên chọn mua chả cá đặc sản vùng Nha Trang hoặc Phan Rang. Nếu chưa biêt nơi bán bạn thảm khảo nơi bán chả cá Nha trang ngon nhé!
3. Nấu nước lẩu mắm:
- Đun nước sôi rồi cho mắm cá linh vào -> vừa đun vừa ngoáy cho xác cá rã, hòa vào nước.
- Lọc cốt mắm cá linh và bỏ xương.
- Phi thơm tỏi + sả -> cho nước cốt cá linh vào đun sôi -> thêm nước dừa tươi. Bạn có thể dùng nước lọc và thêm đường phèn để thay thế nhé.
- Nêm lại cho vừa miệng, bạn có thể nêm thêm bột ngọt, hạt nêm và nước mắm cho vừa khẩu vị của gia đình. Nhưng nhớ là lẩu mắm, bạn đừng nêm muối nha.
- Khi bày ra nồi lẩu, bạn thêm sả đập dập và cà tím cắt khúc nữa là hoàn tất rồi.
Mẹo hay: định lượng 200g mắm cá linh cho 1 nồi lẩu 2 lit nước là chuẩn vị và ngon nhất nhé!
4. Lẩu mắm ăn kèm bún và chấm nước mắm nhỉ nguyên chất.
Chúc bạn thực hiện thành công 1 nổi lẩu mắm ngon đải gia đình và chúc bạn luôn có những bữa ăn ngon.