Cách chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên cho gia đình?

Thứ Sáu, Ngày 9 Tháng 2, 2024, 10:0Đăng bởi: Admin

Cúng Tất Niên là một lễ truyền thống được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa.

Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua. Vậy, chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào cho đúng? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết cách làm mâm cơm cúng Tất niên cuối năm nhé.

Tất niên là gì?

Cúng tất niên (hay tất niên, tiệc tất niên) là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Tiệc tất niên là bữa tiệc đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và để chào đón năm mới với mong ước rằng những điều tốt đẹp, may mắn, hạnh phúc và thành công sẽ đến với chúng ta. Tiệc tất niên còn là dịp để các thành viên trong gia đình có thể gắn bó với nhau hơn, đồng thời cũng là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn thành kính tới ông bà tổ tiên đã phù hộ cho cả nhà suốt năm qua.

Đến dịp này, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau, mâm cơm tất niên thường có các món ăn truyền thống. Sau khi thắp hương cho ông bà xong, mọi người sẽ ngồi xuống để cùng nhau ăn uống, ôn lại những câu chuyện của một năm qua.

Năm hết tết đến, mọi giận hờn sẽ đều được xóa bỏ để cùng nhau hy vọng một năm mới tốt đẹp hơn. Tục cúng tất niên cũng thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, thờ cúng tổ tiên trong văn hóa người Việt.

Do vậy, dù bận rộn thế nào, mâm cơm tất niên cũng phải có đầy đủ các thành viên trong gia đình để cảm nhận không khí giao hòa giữa thế giới trần và thế giới tâm linh.

Mâm cơm cúng gia tiên ngày 30 tết
Về cơ bản, tại gia đình vào ngày 30 Tết cần chuẩn bị hai mâm, một mâm cúng tất niên và sau đó là ăn tối.

Theo truyền thống, lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào chiều ngày 30 Tết (hoặc 29 Tết nếu tháng Chạp không đủ 30 ngày). Theo phong tục tập quán ở mỗi mùng miền người ta sẽ làm cỗ cúng tất niên sau đó tùy vào gia chủ có mời thêm bạn bè hay người thân đến dự cùng gia đình hay không.

Về cơ bản, tại gia đình vào ngày 30 Tết cần chuẩn bị hai mâm, một mâm cúng tất niên và sau đó là ăn tối, còn một mâm khác chuẩn bị cho cúng giao thừa. Người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình. Để cho giản tiện, nhiều gia đình gộp chung lễ cúng tất niên với lễ cúng giao thừa.

Những năm trước đây, mâm cỗ của người Việt luôn phải có 6 bát bao gồm măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc và 8 đĩa như thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho. Những món ăn truyền thống theo thời gian đã thay thế bằng các món ăn thời hiện đại.

Cách bày mâm cúng

Mâm ngũ quả, hoa tươi, vàng mã đặt ở trên bàn thờ. Mâm cúng mặn đặt ở một chiếc bàn con (bàn thờ phụ), dưới bàn thờ chính. Bánh chưng, xôi có thể đặt lên bàn thờ hoặc cùng mâm cỗ mặn đều được.

Khi đặt mâm cúng Tất niên lên ban thờ gia tiên, thần linh các bạn cần lưu ý khi đặt gà cúng.

Cách bày gà cúng tất niên chuẩn nhất là để gà quay đầu vào phía bát hương. Buộc gà theo tư thế gà chầu là phù hợp đúng với tiêu chí há miệng lớn, hai chân sau quỳ phục xuống, hai cánh hơi xòe ra. Tuy nhiên nhiều người quan niệm gà phải quay đầu ra ngoài mới đẹp mắt. Nhưng thực tế, đó chỉ là cách bày giúp cho mâm cúng trông đẹp về hình thức còn không đem lại nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh.

Sau khi hoàn thành mâm cỗ cúng, người lớn tuổi trong nhà sẽ thắp hương và đọc văn khấn tất niên để mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình. Sau đó các thành viên khác làm lễ vái.

Dưới đây là bài văn khấn cúng tất niên để bạn đọc tham khảo.

Bài văn khấn cúng tất niên cuối năm

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Con kính lạy HoàngThiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn phần.

– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, ngũ thổ Long Mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân cùng tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.

– Con kính lạy Chư gia Cao Tằng TỔ Khảo, Cao Tăng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ……….

Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm……….

Tín chủ (chúng) con là:…………

Ngụ tại:……….

Trước án kính cẩn thưa trình:

Đông tàn sắp hết

Năm kiệt tháng cùng

Xuân tiết gần kề

Minh niên sắp tới.

Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!.

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?
Bữa cơm tất niên sum vầy. (Ảnh: Phú Thi).

Bữa cơm ngày cuối năm được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng như:

  • Miền Bắc: Mâm cúng tất niên miền bắc thì thường sẽ bao gồm bánh chưng, nem rán, giò lụa, giò xào, gà luộc, miến xào lòng gà, thịt đông và canh măng, xôi gấc. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số món ăn bình dị khác như dưa hành muối, nộm, thịt đông…
  • Miền Trung: Mâm cúng tấn niên miền Trung thì bao gồm: bánh chưng, bánh tét, giò lụa, thịt đông, bò khia mật mí, chè, bánh gạo, thịt heo luộc, gà bóp rau răm… Ngoài ra, tùy theo bản sắc từng khu vực mà mâm cúng có thể thay đổi hoặc thêm các món ăn khác cho phù hợp.
  • Miền Nam: Mâm cúng tất niên miền Nam sẽ bao gồm: bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, chả giò và canh khổ qua nhồi thịt. Bên cạnh đó, các gia đình có thể thêm bớt các món ăn sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện gia đình mình.

Nếu như các gia đình không muốn cúng mâm cỗ tất niên dạng mặn thì cũng có thể cúng tân niên món chay đơn giản nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống của mâm cúng tất niên Việt Nam đó là: bánh chưng, xôi, chè.

Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm "cành vàng lá ngọc" (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.

Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên. Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên.

Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng trong mâm cỗ cúng tất niênTùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng trong mâm cỗ cúng tất niên.

Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa. Nhiều người hay lấy câu "miễn thành tâm là được" để ngụy biện, khi thực hiện lại chạy theo hình thức, khoe mẽ với người ngoài mà không chú trọng đến chất lượng của hoa quả để thờ cúng.

Gần đây nhiều người hay gán ghép phong thủy cho mọi lĩnh vực, từ hoa thờ đến mâm ngũ quả, rồi suy luận không căn cứ. Chẳng hạn quả lựu nhiều hạt, tượng trưng cho sự đầy đủ, phát triển; bưởi, dưa hấu căng tròn, tượng trưng cho sự đầy đủ, may mắn hoặc như cam, nghĩa gốc là ngọt (đồng cam cộng khổ, chia sẻ ngọt bùi) lại bị suy diễn thành cam chịu. Thậm chí một số người còn sa đà vào tâm linh không cần thiết như đếm nải chuối có quả lẻ mới mua, đếm phật thủ có lẻ nhánh mới được, tổng số quả trên mâm phải hợp mệnh chủ nhà... Đây là những suy luận về mặt ý nghĩa và khiên cưỡng. Nhiều khi suy luận quá đà thì sẽ không còn hoa quả nào để bày trí.

Ý nghĩa mâm cúng tất niên

Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Lễ được tiến hành vào những ngày cuối năm vào ngày 30 âm lịch. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình được sum họp. Họ gặp mặt và chuẩn bị bữa cơm thân mật sau một năm làm việc mệt mõi. Và cùng nhau chuẩn bị cho một năm mới may mắn, bình an.

Nguyễn Mạnh Linh
Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc
Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị - ĐHXD


Những Văn hóa ẩm thực việt với loại thực phẩm là

Hướng dẫn chi tiết cách bày mâm cúng giao thừa

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Lý do ban thờ ngày Tết lúc nào cũng có mâm ngũ quả?

Mâm ngũ quả trên ban thờ ngày Tết không chỉ có tác dụng trang trí mà còn ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa tâm linh quan trọng trong truyền thống dân tộc ta.

Ý nghĩa của quả dừa trong mâm ngũ quả ngày Tết Việt

Dừa, một loại quả quen thuộc và giản dị, có vẻ ngoài vừa cứng cáp vừa tươi mới. Từ dừa cũng mang đến sự tương đồng với từ vừa.

Những món ăn truyeeng thống trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7

Cỗ cúng Rằm tháng 7 không đòi hỏi phải mâm cao, cỗ đầy quan trọng là ở lòng thành của mỗi người, nhưng vẫn nên có những lễ vật cơ bản.

Bạn có biết tại sao Tết Đoan Ngọ mọi người thường ăn bánh tro

Vào dịp Tết Đoan Ngọ thời tiết nóng bức, ăn những món ăn tính mát và dễ tiêu như bánh tro có thể tiêu trừ bệnh tật trong người.

Những món ăn đồng quê ở Việt Nam vào mùa hè

Cá rô đồng chiên giòn, canh bồng khoai nấu ốc, tôm đồng rang ba chỉ, cá diếc kho khế là những món dân dã nhưng lại dễ chiều vị giác ngày nóng.

Nhưng tác hại khi uống trà sai cách bạn cần tránh

Uống quá nhiều trà, uống vào lúc đói có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, gây buồn nôn, tiêu chảy, ợ nóng.

Mọc vân ám - món ngon ngày Tết cổ truyền đã dần lùi xa vào dĩ vãng

Mọc vân ám là một món ăn đặc trưng của ẩm thực Hà Nội xưa, nó đòi hỏi sự kỹ lưỡng và sành sỏi trong quá trình chuẩn bị cũng như chế biến để tạo ra món ăn đặc trưng, với vị tuyệt vời, độc đáo
2 loại quả giúp loại bỏ huyết khối và khắc tinh của ung thư bạn nên dùng

2 loại quả giúp loại bỏ huyết khối và khắc tinh của ung thư bạn nên dùng 105 người xem

2 loại quả này từ lâu đã được sử dụng như thảo dược để chữa các vấn đề về sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư.
Ăn bao nhiêu thì tăng tuổi thọ nhiều nhất?

Ăn bao nhiêu thì tăng tuổi thọ nhiều nhất? 107 người xem

Một nghiên cứu quan trọng vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature, đã phát hiện ăn ít calo hơn giúp tăng đáng kể tuổi thọ, nhưng cụ thể là ít bao nhiêu, hãy xem nghiên cứu nói gì!
WHO kêu gọi tránh xa 3 loại dầu ăn này nếu muốn bảo vệ gan

WHO kêu gọi tránh xa 3 loại dầu ăn này nếu muốn bảo vệ gan 111 người xem

Chế độ ăn uống có tác động rất lớn tới sức khỏe của gan. Trong đó, cách sử dụng dầu ăn cũng đóng góp vai trò quan trọng.
Phân biệt các loại khoai phổ biến tại Việt Nam

Phân biệt các loại khoai phổ biến tại Việt Nam 109 người xem

Ngoài khoai tây, khoai lang quá quen thuộc, Việt Nam còn nhiều loại khoai khác nữa mà có thể nhiều bạn trẻ không biết cách nhận diện, phân biệt.
Công dụng ít người biết của quả trứng gà (Lêkima)

Công dụng ít người biết của quả trứng gà (Lêkima) 110 người xem

Quả trứng gà là loại quả có tác dụng tuyệt vời mà ít ai nghĩ đến, trong quả trứng gà chứa polyphenol, carotenoids, nguồn chất xơ dồi dào giúp ngừa bệnh tim mạch, chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể.
10 siêu thực phẩm này giúp kéo dài tuổi thọ bạn đã biết chưa

10 siêu thực phẩm này giúp kéo dài tuổi thọ bạn đã biết chưa 110 người xem

10 thực phẩm này có thể giúp giảm các bệnh ung thư và nhiều loại bệnh khác cho cơ thể, từ đó giúp kéo dài tuổi thọ hiệu quả.
Táo xanh hay táo đỏ đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho cơ thể bạn?

Táo xanh hay táo đỏ đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho cơ thể bạn? 112 người xem

Bạn có biết rằng màu sắc của táo ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của chúng không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những lợi ích sức khỏe bất ngờ từ các loại táo khác nhau.
Bí ngô: Loại quả được ví như siêu thực phẩm dành cho gan tốt cho mắt

Bí ngô: Loại quả được ví như siêu thực phẩm dành cho gan tốt cho mắt 111 người xem

Bí ngô mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Đặc biệt bí ngô giúp bảo vệ gan, tốt cho mắt.