Trái cây là gì?
Bất kỳ loại trái cây nào hoặc 100% nước trái cây đều được coi là một phần của nhóm trái cây. Trái cây có thể sấy khô, đóng hộp, tươi, đông lạnh, và có thể để nguyên trái hoặc cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn.
Một số loại thực phẩm được các nhà thực vật học coi là trái cây là một phần của nhóm rau. Ví dụ, cà chua, bơ, cà tím, dưa chuột, ớt xanh, bí xanh, và những loại khác được các nhà thực vật học phân loại là trái cây vì chúng là phần thực vật có thịt bao quanh hạt của nó. Tuy nhiên, vì mục đích dinh dưỡng và ẩm thực, những thực phẩm này được coi là rau hơn là trái cây. Phân loại dinh dưỡng của thực phẩm không chỉ xem xét thực vật học, mà còn xem xét hàm lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm, cách sử dụng trong bữa ăn và hương vị.
Các loại trái cây phổ biến người Việt hay dùng?
- Các loại dâu: Dâu tây, dâu tằm, dâu đen, việt quất, phúc bồn tử, mâm xôi,...
- Các loại dưa: Dưa lưới, dưa gang, dưa hấu,...
- Các loại nước hoa quả nguyên chất: Nước ép táo, nước ép bưởi, nước xoài, nước cam, nước dứa,...
- Các loại quả khác: Chuối, táo, nho, kiwi, chanh, xoài, cam, đào, đu đủ, lê mận,...
Giá trị dinh dưởng của Trái Cây?
Chất xơ rất tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân. Chất xơ trong trái cây, đặc biệt là chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm mức cholesterol, làm chậm quá trình hấp thụ carbs và tăng cảm giác no. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chất xơ hòa tan có thể giúp bạn giảm cân lành mạnh.
Ăn trái cây cũng là cách đơn giản để chúng ta bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho xơ thể như: Vitamin A, C, D, E, K, kali, kẽm, magie, sắt, natri, folate…
Đặc biệt, các chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật có nhiều trong các loại trái cây giàu vitamin A, C, E, beta-carotene, lycopene và selen giúp ngăn chặn hoặc hạn chế tổn thương gây ra bởi các gốc tự do, có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh: ung thư, đái tháo đường, bệnh tim và đột quỵ.
Các flavonoid trong trái cây họ cam quýt có thể giúp ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson do sự phân hủy các tế bào trong hệ thần kinh.